Enter your keyword

CHUẨN ĐẦU RA THẠC SĨ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TẦM NHÌN
SỨ MỆNH
GIÁ TRỊ CỐT LÕI

CHUẨN ĐẦU RA THẠC SĨ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN


Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ ngành CNTT phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra như sau:
KIẾN THỨC
– Nắm vững kiến thức nâng cao về chuyên ngành so với chương trình đào tạo bậc đại học ngành kỹ thuật điện theo hướng nghiên cứu và ứng dụng nhằm tiếp cận công nghệ mới;
– Hiểu biết sâu rộng và vận dụng tốt các kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện;
– Có kiến thức cơ sở ngành nâng cao như: Kỹ thuật mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống từ đơn giản đến phức tạp; Quá trình quá độ trong hệ thống điện; Kỹ thuật bảo vệ, điều khiển và giám sát hiện đại; Công nghệ phát điện hiện đại,…
– Có kiến thức chuyên ngành sâu để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề trong lĩnh vực Kỹ thuật điện như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia, mạng neuron, logic mờ trong vận hành, thiết kế và điều khiển hệ thống điện; Điều khiển tối ưu đa mục tiêu, điều khiển thích nghi, SCADA, điều khiển hộ tiêu thụ điện; Quá điện áp và các biện pháp bảo vệ, biện pháp chống sự cố; Năng lượng tái tạo, kiểm toán và tiết kiệm năng lượng; Thị trường điện, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất….
– Có kiến thức để khai thác hiệu quả các phần mềm liên quan đến kỹ thuật điện;
– Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiện trạng về hệ thống điện thực tế đề xuất các giải pháp cải tiến mới mang lại hiệu quả kinh tế, năng suất khi khai thác sử dụng và nhằm nâng cao hiệu quả các giải pháp.
KỸ NĂNG
– Có kỹ thuật, kỹ năng trình bày vấn đề rõ ràng, kỹ năng truyền thụ kiến thức Kỹ thuật điện; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thí nghiệm những giải pháp mới; có kỹ năng phản biện các vấn đề về các giải pháp Kỹ thuật điện;
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt để hoàn thành công việc phức tạp; có phương pháp làm việc khoa học, có tầm nhìn chiến lược và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề về Kỹ thuật điện;
– Có kỹ năng nghiên cứu, cập nhật các kiến thức chuyên sâu của ngành, nắm bắt các công nghệ mới và vận dụng vào phát triển, nghiên cứu các giải pháp và ứng dụng Kỹ thuật điện trong các dự án, công trình, nhà máy xí nghiệp, hệ thống lưới phân phối, truyền tải;
– Có kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn được đào tạo để giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tế; đề xuất những sáng kiến có giá trị; có năng lực thích nghi với môi trường cạnh tranh cao;
– Có kỹ năng thiết kế, mô phỏng và thực nghiệm hệ thống năng lượng điện;
– Có kỹ năng tư vấn và lập các dự án thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện;
– Có kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật điện ở cấp độ Thạc sĩ;
– Có kỹ năng phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;
– Khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả, hội nhập được trong môi trường quốc tế;
– Khả năng tự nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của Kỹ thuật điện;
– Có kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh ở cấp độ B1 hoặc tương đương theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu; có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả, hội nhập nhanh trong môi trường quốc tế.
THÁI ĐỘ
– Có khả năng làm việc nhóm, độc lập, tư duy sáng tạo; có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng mềm tốt với đồng nghiệp và đối tác; thích ứng nhanh với môi trường không ngừng thay đổi;
– Tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học, có kỷ luật và chuyên nghiệp; tư duy logic và có hệ thống; có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; trung thực trong nghề nghiệp và đam mê yêu nghề; tuân thủ luật pháp.