






CHUẨN ĐẦU RA BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KIẾN THỨC
Kiến thức chuyên môn
– Kiến thức cơ bản: Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức đại cương: Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, …
– Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức chuyên môn vững vàng để thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành học như:
+ Kiến thức về hệ thống tính toán (Máy tính)
+ Tư duy lôgic tốt về lập trình và các ngôn ngữ lập trình
+ Cấu trúc dữ liệu và các giải thuật…
– Kiến thức chuyên ngành: Hiểu biết sâu rộng và vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành về mạng, đồ họa, thiết kế và xây dựng các hệ thống tính toán xử lí thông tin, cơ sở dữ liệu, phát triển phần mềm ứng dụng.
Năng lực nghề nghiệp
– Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành được đào tạo kết hợp với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn: Khảo sát, thiết kế hệ thống thông tin, lập trình; thiết kế, lắp đặt và quản trị hệ thống mạng.
– Có khả năng thực hiện hóa (độc lập hoặc theo nhóm) các nội dung của ý tưởng thiết kế về hệ thống thông tin.
KỸ NĂNG
Kỹ năng cứng
– Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở chuyên ngành được đào tạo kết hợp với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn.
– Có khả năng độc lập nghiên cứu, truyền đạt các ứng dụng CNTT.
– Có năng lực khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống thông tin, thiết kế triển khai các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống nhúng.
– Có khả năng tìm hiểu, vận dụng khai thác và chuyển giao các sản phẩm Công nghệ Thông tin.
– Có khả năng tham gia các ứng dụng về dịch vụ hành chính công (chính Phủ điện tử), triển khai vận hành khai thác Thương mại điện tử.
Kỹ năng mềm
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, có hiệu quả, đúng chức năng trong các nhóm dự án triển khai về CNTT, năng động sáng tạo trong công việc.
– Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, viết và trình bày các báo cáo sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
– Có khả năng quản lý dự án CNTT, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.
NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM
– Có năng lực làm việc độc lập, vận dụng sáng tạo, tìm ra giải pháp mới dựa trên các kiến thức chuyên môn đã được đào tạo để áp dụng trong công việc phù hợp với chuyên ngành công nghệ thông tin.
– Có khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tự học hỏi, tìm tòi các kiến thức khác hỗ trợ cho công việc.
– Có thể độc lập khảo sát, phân tích, đánh giá, đề ra giải pháp cho các vấn đề trong công việc thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin.
– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thái độ, khả năng cộng tác, làm việc nhóm hòa đồng, hiệu quả.
– Có khả năng thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sau khi tốt nghiệp ra trường, kỹ sư ngành Công Nghệ Thông Tin có khả năng làm việc ở nhiều cơ quan tổ chức, công ty, doanh nghiệp, trường học, … Cụ thể là:
+ Làm việc ở các bộ phận công nghệ thông tin ở các cơ quan, các sở ban ngành, …
+ Làm việc ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
+ Làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp.
+ Làm việc ở các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin; các công ty cung cấp các giải pháp phần mềm, phần cứng, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
+ Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các trường phổ thông.
+ Tham gia xuất khẩu lao động sang các nước: NewZealand, Nhật, Hàn Quốc,…
KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
Sau khi tốt nghiệp ra trường, kỹ sư ngành Công Nghệ Thông Tin có thể:
Nâng cao trình độ để đảm nhận các công việc quan trọng hơn như quản trị dự án, thiết kế hệ thống, chủ trì công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức.
+ Học sau đại học chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin và các chuyên ngành gần như Hệ Thống
+ Thông Tin, Khoa Học Máy Tính, …
+ Học văn bằng thứ hai các ngành về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế