






CHUẨN ĐẦU RA BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ
1. KIẾN THỨC
– Phân loại được các loại mạch điện và suy luận được các phương pháp giải tích mạch điện cơ bản.
– Khái quát hóa các loại mạch điện tử và các phương pháp phân tích, tính toán, thiết kế.
– Sử dụng được tin học với một trình độ nhất định đúng quy định hiện hành, sử dụng được các phần mềm phổ biến trong việc học tập và nghiên cứu chuyên môn.
– Sử dụng các kiến thức về kỹ thuật số, mạch điện tử số, phương pháp phân tích mạch để thiết kế các mạch điện tử số.
– Phân loại được các loại mạch điện tử công suất, phương pháp phân tích, tính toán từ đó đưa ra phương án thiết kế các mạch điện tử công suất.
– Sử dụng được các bộ điều khiển lập trình (PLC, vi điều khiển), thiết kế và lập trình các hệ thống điều khiển dùng các bộ điều khiển lập trình; tổng quan về hệ thống điều khiển giám sát thu thập dữ liệu.
– Tính toán cung cấp điện cho hộ tiêu thụ, tính toán trạm biến áp, nâng cao hệ số công suất cho mạng điện và tính toán chiếu sáng công nghiệp.
– Khái quát hóa được kiến thức về máy điện, mạch điện công nghiệp, tính toán, thiết kế được dây quấn máy điện; kiến thức về hệ thống máy lạnh, điều hòa không khí.
– Khái quát hóa được kiến thức về xử lý số tín hiệu, ngôn ngữ mô tả phần cứng, các phương thức chuyển mạch số để phân tích và vận hành các thiết bị số, các mô hình hành vi.
– Khái quát hóa được kiến thức về lý thuyết điều khiển và kỹ thuật điều khiển robot để tính toán và thiết kế các bộ điều khiển tối ưu cho hệ thống robot tự động.
– Giải thích được các nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống kỹ thuật, công nghệ điện tử truyền thông như: Hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, hệ thống điện tử số, về tín hiệu truyền thông và xử lý tín hiệu, về xử lý số tín hiệu số, thiết kế và lập trình các hệ thống truyền thông tin dùng các vi mạch chuyên về xử lý tín hiệu số.
– Giải thích nguyên lý hoạt động và đánh giá được việc sử dụng hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu trong hệ thống điện (SCADA).
– Giải thích và áp dụng được các phương pháp tối ưu hóa các tham số hệ thống, ổn định hệ thống điện.
– Sáng tạo các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu.
– Nhận thức về sự cần thiết và có khả năng học trọn đời.
2. KỸ NĂNG
– Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong từng công ty sản xuất có sử dụng máy điện; thu thập phân tích dữ liệu, vận hành các máy điện trong công ty, mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp. Vận hành bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện.
– Tính toán, lắp đặt, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng; các mạch điện dân dụng, mạch điện công nghiệp và mạch máy công cụ.
– Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và vận hành được hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và máy công cụ, vận hành được các hệ thống điện và thiết bị điện – điện tử; Tham gia thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy, xí nghiệp và trạm biến điện; Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện – điện tử và các máy công cụ.
– Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, phù hợp với yêu cầu công việc; Sử dụng các phần mềm chuyên ngành điện – điện tử như: ORCAD, Matlab, Proteus, Multisim….
– Áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật vào các vấn đề Điện – Điện Tử, hệ thống điện, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp; Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, thực tập, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực Điện – Điện Tử, hệ thống điện, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp.
– Thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực Điện – Điện Tử, điện công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các ràng buộc thực tế như về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn, có thể sản xuất được, và có tính bền vững.
– Nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện Tử và điện công nghiệp, hệ thống điện, điện tử công nghiệp; Hoạt động hiệu quả trong các nhóm để hoàn thành một mục đích chung.
– Đọc bản vẽ, lắp đặt, vận hành và khai thác các thiết bị điện – điện tử và các dây chuyền sản xuất; tổ chức, bảo trì, sửa chữa và cải tiến các thiết bị điện-điện tử, các dây chuyển sản xuất.
– Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và vận hành được hệ thống robot tự động, hệ thống tự động hóa sản xuất; lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và vận hành được hệ thống điều khiển thông minh trong các lĩnh vực dân dụng và công nghiệp.
– Vận hành và bảo trì hệ thống truyền tải điện năng trong hệ thống điện; đồng thời có thể đảm trách vận hành các trạm biến áp, máy phát điện.
– Nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện Tử; Hoạt động hiệu quả trong các nhóm cộng tác để hoàn thành một mục đích chung.
– Sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện Tử.
– Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin/ kết quả học tập, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả.
– Giao tiếp hiệu quả, viết báo cáo, trình bày diễn đạt ý tưởng qua lời nói hình ảnh, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, trình độ tiếng Anh, tin học theo quy định hiện hành.
– Sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện Tử, điện công nghiệp.