Enter your keyword

CHUẨN ĐẦU RA BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TẦM NHÌN
SỨ MỆNH
GIÁ TRỊ CỐT LÕI

CHUẨN ĐẦU RA BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ


KIẾN THỨC
– Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
– Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, văn hóa – xã hội, kinh tế và pháp luật, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên môn và xã hội.
– Có kiến thức vững vàng về cơ sở ngành, có khả năng ứng dụng các kiến thức kỹ thuật cốt lõi như Hình họa – vẽ kỹ thuật, vật liệu học, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, dung, nguyên lý – chi tiết máy, kỹ thuật thủy khí, kỹ thuật điện- điện tử, kỹ thuật điều khiển tự động, …vào công tác cũng như nghiên cứu Khoa học trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, đáp ứng khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
– Có kiến thức vững vàng về chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí, đặc biệt là Hệ thống sản xuất tự động CAD/CAM/-CNC, Công nghệ thiết kế ngược – Tạo mẫu nhanh, Cảm biến đo lường, Công nghệ khuôn mẫu, PLC…
– Có kiến thức về nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện vấn đề, phân tích các lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề.
KỸ NĂNG
– Có khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng nghề vào thực tiễn lao động sản xuất; Có kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm và tổ chức nhóm làm việc hiệu quả.
– Thiết kế được quy trình công nghệ và gia công trên máy vạn năng thông dụng như: máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan, máy mài, …
– Sử dụng thành thạo các phần mềm và công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực RE/CAD/CAM/CAE ứng dụng cho tính toán phân tích kỹ thuật, thiết kế và lập trình công nghệ gia công trên máy công cụ điều khiển theo chương trình số (CNC) cũng như đo kiểm tự động (CMM, Cảm biến đo lường…); phân tích cơ tính và sức bền của các loại vật liệu; Lập qui trình sản xuất các chi tiết máy, trang thiết bị công nghệ trong ngành cơ khí; chỉ đạo, quản lý và điều hành sản xuất cơ khí.
– Có kỹ năng phát hiện, phân tích nhu cầu thực tiễn ứng dụng, tiến hành thiết kế mới, kiểm tra và thực nghiệm các vấn đề kỹ thuật nhằm kiểm định các lý thuyết mới.
THÁI ĐỘ
– Có khả năng tự học, nghiên cứu tiếp thu các công nghệ mới và tiếp tục học tập
– Có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm trong công việc
– Làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, đút kết kinh nghiệm các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Kỹ thuật cơ khí, hình thành khả năng tư duy, lập luận.
– Tích cực đóng góp cho sự phát triển dân tộc, đất nước.
– Có ý thức trách nhiệm công dân, yêu nghề, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
– Có ý thức cộng đồng, môi trường và tác phong công nghiệp
– Nghiêm túc trong học tập, nghiện cứu và các hoạt động chuyên môn.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
– Sau khi tốt nghiệp người học được cấp bằng kỹ sư và có thể làm việc ở các viện thiết kế cơ khí, các nhà máy chế tạo khuôn mẫu; các công ty, nhà máy chế tạo cơ khí chính xác hoặc sử dụng các dây chuyền công nghệ và thiết bị cơ khí tự động; các công ty hoạt động dịch vụ thương mại kỹ thuật; các viện đo lường và đăng kiểm; Các Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng Kinh tế-Kỹ thuật-Hạ tầng của các Quận/Huyện….; Các Viện nghiên cứu, trung tâm thí nghiệm của các Bộ, Sở ban ngành, trường Đại học, Cao Đẳng … liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí.
– Sau khi tham dự khoá đào tạo về Sư phạm dạy nghề, có thể trở thành giảng viên ở các trường Đai học hoặc giáo viên dạy nghề ở các hệ thống các trường nghề, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khối công nghệ – kỹ thuật.
– Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tiếp thu các công nghệ tiên tiến, đi sâu vào các lĩnh vực tự động hoá, đo lường tiên tiến, thiết kế gia công trên máy CNC và tiếp tục học lên cao ở trình độ cao hơn.
– Có khả năng mở doanh nghiệp kinh doanh hoặc thiết kế chế tạo các trang thiết bị liên quan đến lĩnh vực cơ khí.